Tìm hiểu sáng kiến kinh nghiệm mầm non – SKKN mầm non?

Tìm hiểu sáng kiến kinh nghiệm mầm non – SKKN mầm non?

Viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non – SKKN mầm non là 1 công việc khoa học của giáo viên mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục sư phạm

Những sáng kiến mầm non cần phải có trong ngành sư phạm

 Sáng kiến kinh nghiệm mầm non – skkn mầm non là gì? Cách viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay?

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Sáng kiến được hiểu là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới - Kinh nghiệm là những hiểu biết do nghe thấy, trông thấy, hoặc do sự từng trải của bản thân mà có. Cụ thể, kinh nghiệm là những tri thức thực nghiệm và quy nạp mang lại, đã được điều chỉnh và phân loại để thành lập cơ sở của khoa học. Như vậy, khi nói tới kinh nghiệm là nói tới những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm chứng trong thực tế, không phải là những việc còn dự định hay chỉ trong suy nghĩ.

Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng được tích lũy trong thực tế công việc giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục của giáo viên. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về sáng kiến kinh nghiệm trong sư phạm mầm non

Các yêu cầu cơ bản đối với sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non, có 4 vấn đề cần phải làm rõ là: tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học & khả năng vận dụng, mở rộng sáng kiến kinh nghiệm mầm non – SKKN mầm non

+ Tính mục đích:

Đề tài phải giải quyết được những khó khăn, mẫu thuẫn mang tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục sư phạm mầm non.

- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non - SKKN mầm non nhằm mục đích gì? (để nâng cao nghiệp vụ công tác của giáo viên, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp hay để tham gia nghiên cứu khoa học .…)

+ Tính thực tiễn :

- Giáo viên cần trình bày những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục sư phạm mầm non của mình

- Các kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những thực tiễn phong phú, những hoạt động cụ thể đã tiến hành (cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, chưa có tính thực tiễn )

+ Tính sáng tạo khoa học:

- SKKN mầm non phải trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.

- SKKN mầm non phải trình bày 1 cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong nó.

- Các phương pháp tiến hành cần mới mẻ, có tính độc đáo.

- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng. Tính khoa học của 1 đề tài SKKN được thể hiện trong cả nội dung và hình thức trình bày đề tài, vì vậy, khi viết cần chú ý những điều này.

+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN mầm non.

- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN mầm non (có dẫn chứng các kết quả, số liệu để so sánh hiệu quả giữa cách làm mới và cách làm cũ)

- Cần chỉ ra được các điều kiện căn bản, các bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN mầm non, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN mầm non đã trình bày (Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng và phát triển đề tài như thế nào?)

Mức độ và cách giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Có thể chia SKKN mầm non thành 2 mức độ như sau:

+ Tường thuật kinh nghiệm: giáo viên sẽ kể lại suy nghĩ, các việc đã làm, những cách làm đã mang lại các kết quả như thế nào? Ở mức độ này, giáo viên cần:

Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp giáo viên khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở (mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic).

- Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành.

- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Giáo viên cần tránh viết tràn lan, dài dòng, nên viết cô đọng, ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo mang lại giá trị cho SKKH mầm non cũng như có sức thuyết phục lớn.

+ Phân tích kinh nghiệm: trong mức độ này, giáo viên cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Hơn nữa cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và các mặt còn hạn chế của SKKN mầm non đã thực hiện, cùng hướng phát triển để nâng cao đề tài (nếu có). Trong phân tích, tác giả cần phải :

- Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa, lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng.

- Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan.

- Rút ra những kết luận khái quát  hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả của sáng kiến khoa học mầm non ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và hướng mở rộng, phát triển sáng kiến khoa học mầm non. Viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non – SKKN mầm non là 1 công việc khoa học của giáo viên mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục sư phạm mầm non.

Các bước tiến hành viết một sáng kiến khoa học mầm non

+ Chọn đề tài (đặt tên đề tài): Các vấn đề có thể chọn để viết sáng kiến khoa học mầm non rất phong phú, đa dạng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như :

Kinh nghiệm giảng dạy

- Kinh nghiệm giáo dục sư phạm mầm non

- Kinh nghiệm bồi dưỡng, phụ đạo cho trẻ mầm non

- Kinh nghiệm trong việc tổ chức 1 hoạt động giáo dục cụ thể cho học sinh (Ví dụ: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội …)

Tên đề tài chính là 1 mâu thuẫn, 1 vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :

- Đúng ngữ pháp.

- Đủ ý, rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.

- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong 1 đề tài.

+ Viết đề cương chi tiết: Khi xây dựng đề cương chi tiết, giáo viên cần:

- Xây dựng 1 dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.

- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.

- Loại bỏ những chương mục, những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài.

+ Tiến hành thực hiện đề tài:

-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng. Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin.

- Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Viết bản thảo SKKN mầm non Khi viết sáng kiến khoa học mầm non, giáo viên cần chú ý đây là loại văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết.

+ Hoàn chỉnh bản SKKN mầm non Bằng cách đánh máy hoặc in ấn thành 1 cuốn sách.

Bố cục của 1 sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Các phần chính
Trang bìa Trang phụ bìa Mục lục Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có) 1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) 2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.4 Hiệu quả của SKKN 3. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có )

Kết: Tóm lại, công việc viết sáng kiến khoa học mầm non – SKKN mầm non là 1 công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian.

Nó không phải là 1 việc dễ dàng. Hy vọng với 1 số gợi ý trên đây có thể giúp các giáo viên sư phạm mầm non có 1 số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN mầm non hay, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục sư phạm mầm non.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.