Xét Tuyển Đợt 2 Cơ Hội Thứ 2 Cho Các Thí Sinh

Xét Tuyển Đợt 2 Cơ Hội Thứ 2 Cho Các Thí Sinh

Luôn có những sự bất ngờ trong xét tuyển khiến cho các bạn thí sinh xét tuyển đợt 1 không đỗ. Nhưng đừng quá lo, bạn vẫn còn cơ hội thông qua xét tuyển đợt 2.

Luôn có những sự bất ngờ trong xét tuyển khiến cho các bạn thí sinh xét tuyển đợt 1 không thành công. Nhưng đừng quá lo, bạn vẫn còn cơ hội thông qua xét tuyển đợt 2.

Sau 12 năm đèn sách, chắc chắn các bạn thí sinh và cả phụ huynh đều mong muốn vào được ngôi trường mình mơ ước. Vì thế khi các bạn không trúng tuyển nguyện vọng đợt 1 thì cảm thấy thất vọng, lo lắng, sợ. Có nhiều bạn sẽ dũng cảm lựa chọn thi lại vào năm sau, nhưng nhiều bạn lại cảm thấy mình thi không được nên từ bỏ đại học, chọn một trường tư, đi học nghề…

Nhưng các bạn đừng quên mình vẫn có thể xét tuyển đợt 2 – cơ hội thứ 2 cho các bạn. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và nắm chắc cơ hội xét tuyển đợt 2 để các bạn có thể bước chân vào một ngôi trường tốt.

Xét tuyển đợt 2 là gì?

Sau khi xét tuyển đại học đợt đầu tiên (đợt 1), một số trường ít học sinh đăng ký nên không tuyển đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu hoặc vì một số lý do nào đó mà thí sinh đã đỗ nhưng không nộp phiếu điểm để xác nhận nhập học dẫn tới trường bị thiếu chỉ tiêu nên các trường này sẽ tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung tiếp theo cho tới khi đủ chỉ tiêu.

Xét tuyển đợt 2 cơ hội thứ 2 cho các thí sinh Tuy nhiên, đa số các ngành HOT hoặc trường TOP đầu thường tuyển đủ sinh viên từ đợt 1 nên các trường, ngành học tham gia xét tuyển bổ sung là những trường, ngành có ít người học.

Xét tuyển đợt 2 hàng năm thường bắt đầu từ giữa tháng 8, kéo dài đến giữa tháng 9, một khoảng thời gian đủ để các bạn cân nhắc lựa chọn.

Điểm xét tuyển đợt 2 như thế nào?

Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định điểm xét tuyển bổ sung không được thấp hơn đợt 1. Vì vậy điểm chuẩn của từng ngành sẽ ngang bằng hoặc cao hơn so với đợt 1. Thậm chí có nhiều trường điểm chuẩn giữa xét tuyển đợt 1 và đợt 2 chênh nhau tới 6 đến 7 điểm.

Còn có vấn đề về tâm lý. Các thí sinh đã không đỗ nguyện vọng 1, lại phải cạnh tranh với mức điểm nguyện vọng 2 thậm chí cao hơn nên nhiều khi dẫn tới lo lắng, căng thẳng.

Điều kiện tham gia xét tuyển đợt 2:

  • Thí sinh không trúng tuyển tất cả các nguyện vọng đăng ký trong đợt 1.
  • Thí sinh đã trúng tuyển ngành nào đó trong đợt 1 nhưng không nộp phiếu điểm cho trường để xác nhận nhập học.
  • Trong đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh được phép đăng ký xét tuyển vào nhiều trường và không hạn chế số nguyện vọng giống đợt 1.

Chú ý :

  • Các bạn nên đảm bảo trường các bạn đăng ký xét tuyển phải có thông báo tuyển bổ sung thì mới được đăng ký.
  • Phiếu điểm chỉ có duy nhất 1 tờ nên một khi đã gửi xác nhận nhập học trường nào thì không thể lấy lại được nữa, không thể xét tuyển đợt 2

Các thức đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung:

Thời gian kết thúc xét tuyển nguyện vọng bổ sung sẽ do từng trường quy định riêng nên các thí sinh phải lưu ý về thời gian, các giấy tờ cần thiết. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin cho tiết về trường mà mình muốn đăng ký trên trang web của trường hoặc trên các trang thông tin tuyển sinh.

Đầu tiên, thí sinh cần phải có phiếu đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung (xét tuyển đợt 2) theo mẫu của nhà trường. Các bạn có thể tải về trên website của trường. Các thông tin trong mẫu đăng ký cần điền chính xác: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh thí sinh ghi như tỏng giấy khai sinh, CMTND hoặc số báo danh ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong hồ sơ đăng ký dự thi.

Nếu bạn sợ điền không chính xác thì đơn giản có thể lên mạng tìm "các điển phiếu đăng ký nguyện vọng bổ sung", dựa vào các hình ảnh, clip hướng dẫn. Quan trọng nhất các bạn phải chú ý đến các nguyện vọng ở mục đăng ký nguyện vọng. Các giấy tờ, hồ sơ xét tuyển cũng không thể thiếu. Các bạn sẽ cần :

Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia (photo công chứng, bản chính sẽ nộp sau khi công bố kết quả xét tuyển)

Chứng minh thư nhân dân (photo công chứng)

Bản sao các giấy tờ ưu tiên (nếu có)

Hộ khẩu (photo công chứng)

Tất cả các giấy tờ trên cần đựng trong một túi đựng hồ sơ. Lệ phí xét tuyển theo quy định của nhà trường. Ngoài ra các bạn có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến – một phương thức vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Các trường xét tuyển đợt 2: Dưới đây là danh sách các trường đại học « top trên » công bố chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung

  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Đại học Phòng cháy chữa cháy
  • Học viện Khoa học quân sự
  • Học viện Biên phòng
  • Học viện Hậu cần
  • Học viện Báo chí và tuyên truyền
  • Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
  • Sĩ quan Công binh
  • Đại học Tài nguyên và môi trường
  • Đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM
  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Học viện Hành chính
  • Học viện Tài chính

Ngoài ra còn rất nhiều trường khác tuyển sinh đợt 2, nên các thí sinh cũng không cần phải quá lo lắng không chọn được trường. Đồng thời đây cũng là việc quan trọng trong cuộc đời học sinh nên các bạn cần thật tỉnh táo, sáng suốt trong lựa chọn.

Hãy tham khảo các bạn khác, hỏi gia đình, gợi ý từ giáo viên để không chọn sai để rồi về sau phải hối hận. Trên đây là những thông tin về xét tuyển đợt 2 mà các bạn có thể tham khảo, hi vọng nó sẽ hữu ích. Chúc các bạn thành công!

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.