Báo Động Tình Trạng Tự Tử Vì Áp Lực Học Tập
Vụ việc đau lòng mới đây khi một học sinh lớp 9 tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh vì điểm 3 môn tiếng Anh mà tự tử trong kỳ thi sát hạch đầu năm. Mặc dù gia đình đã theo dõi và chữa trị tâm lý nhưng sau đó em đã chọn cách kết thúc cuộc đời khi nhảy từ cao tầng chung cư. Vụ việc trở thành hồi chuông báo động cho tình trạng áp lực thi cử dồn lên các học sinh.
Khi áp lực học tập đè nén học sinh
Có lẽ sẽ rất đau lòng khi phải nói rằng trẻ em đang phải đối mặt với từ chết và cảm thấy muốn chết nhiều hơn cả lứa tuổi trưởng thành hay tuổi già. Vụ việc thương tâm trên chỉ là một trong số những trường hợp kết thúc cuộc đời khi rất trẻ vì áp lực từ kết quả học tập thi cử. Có thể liệt kê ra số vụ án thương tâm làm đau đớn cả gia đình xã hội mỗi năm như T- một học sinh sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ như huy chương Olympic, giải nhất giải nhì các môn học.
Thế nhưng chỉ vì một điểm thi cuối kỳ không được cao em lại chọn cách tự tử trong sự đau lòng của gia đình thầy cô và bạn bè. Hay vụ việc xảy ra cách đây vài năm khi một học sinh nữ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tự tử tại ký túc xá nghĩ vì điểm kém. Thực tế cho thấy đa số học sinh tự tử lại là những người có thành tích học tập tốt thậm chí rất tốt, các học sinh trường chuyên.
Đây là các bạn có được sự kỳ vọng khen ngợi của thầy cô gia đình bạn bè và xã hội. nhưng cũng chính vì vậy áp lực và gánh nặng tâm lý khi không đạt được kỳ vọng, khi thất bại lại gấp nhiều lần người khác. Khoảng thời gian nhạy cảm như lớp 9 và lớp 12 là thời điểm những vụ tự tử hay trầm cảm diễn ra nhiều nhất.
Rất nhiều các bậc phụ huynh và thầy cô muốn tạo áp lực động lực để học sinh học tập nên đã răn dạy các em rằng không đỗ cấp 3 là coi như tương lai chấm hết. Đối mặt với những áp lực học tập buộc phải học phải thi phải đỗ trường tốt mà nhiều thí sinh đã rơi vào tình trạng trầm cảm, hay thậm chí muốn chết và tìm đến cái chết thật.
Báo động tình trạng tử tự vì áp lực học tập
Một phụ huynh đang điều trị cho con tại bệnh viện Bạch Mai, viện tâm thần cho biết chị và con đã theo điều trị được gần 1 năm nay, tình trạng của bé có thuyên giảm nhưng vẫn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Chị cho biết năm lớp 9,con mình cũng sắp sửa bước vào kỳ thi cấp 3, khi đó bé học cũng rất giỏi nên gia đình kỳ vọng và thúc giục con học tập.
Nhưng khi bắt đầu sang khoảng tháng 2, tháng 3 con chị bắt đầu có biểu hiện như thích giam mình trong phòng không ăn, không ngủ. Gia đình vẫn cho là bé tập trung học tập cuối cấp cho đến khi con uống thuốc ngủ thì mới nhận ra và đưa đi điều trị. Mỗi khi kể lại chị không kìm được nước mắt chỉ mong con khỏe lại còn học hành thế nào cũng được.
Giải thoát khỏi áp lực bằng cái chết
Tình trạng tự tử vì thi cử học tập ngày càng trở nên báo động khi độ tuổi trẻ hóa hơn. Một chuyên gia tâm lý của văn phòng tư vấn và chăm sóc sức khỏe trẻ em cho biết : trong 5 năm trở lại đây số trẻ gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự kỷ, khủng hoảng tinh thần, tâm thần ngày càng có độ tuổi nhỏ hơn thậm chí nhiều em mới chỉ học tiểu học.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này cô cho rằng chủ yếu là từ việc gia đình và xã hội đặt nặng việc học quá với mức tuổi các em có thể chịu đựng. Khi phụ huynh hy vọng cô giáo càng nhiều bài tập cho con càng tốt. Điểm cao thì được khen ngợi điểm thấp thì các em phải chịu trách mắng nặng nề từ bố mẹ thầy cô đã tạo ra tâm lý bi quan lo sợ cho các em khi không đạt mức điểm cao.
Nhiều học sinh ngay từ độ tuổi rất nhỏ đã phải trải qua việc làm bài tập liên miên không được chơi hay nghịch ngợm, bị la mắng khi không học. Những yếu tố tiêu cực tác động tới tâm lý con trẻ trong giai đoạn phát triển vô tình tạo ra những căn bệnh nguy hiểm. Một giáo viên của trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chia sẻ rằng học sinh đi học thêm quá sớm, phụ huynh cũng tạo áp lực với các con và thầy cô trong học tập hơn.
Đã từng có những học sinh khi được điểm kém nói với cô rằng: “ con chỉ muốn chết đi cho xong, tối nay bố mẹ con lại mắng con cho xem”. Việc trẻ em có suy nghĩ muốn chết hoặc thực sự tìm đến cái chết xảy ra quá nhiều, đôi khi nguyên nhân chỉ vì vài câu trách móc của bố mẹ nhưng lại thành mồi lửa dẫn dắt tới suy nghĩ tiêu cực nhất. Nhiều học sinh vì chán học, chán thi xem đây như một phương thức phản kháng lại bố mẹ mình.
Học sinh hiện nay xem cái chết như một phương thức giải thoát hoặc phản kháng lại bố mẹ mình. Có nhiều cách phản kháng khác nhau như cố tình bỏ học, cố tình học kém,…nhưng hầu hết khi áp lực tâm lý khiến các em tự tử là do quá lo sợ phải đối mặt với việc kết quả mình không cao.
Chính vì vậy, giáo dục Việt Nam, xã hội và gia đình cần thực hiện những bước tiến thay đổi giảm nhẹ khối lượng học tập giúp các em kết hợp học và vui chơi thường xuyên. Để các em cảm thấy học là một niềm vui chứ không phải là con dao đáng sợ ngày ngày đe dọa cuộc sống.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất