Sinh Viên "Mơ Hồ" Trong Việc Học Đại Học

Sinh Viên "Mơ Hồ" Trong Việc Học Đại Học

Trong 1 cuộc khảo sát với với nhiều sinh viên Đại học, có đến 59,5% các em nhận thấy khả năng học tập của mình kém đi so với khi học THPT, trong đó nhiều em nhắc tới nguyên nhân vì buông thả việc học sau khi đỗ Đại học.

Trong 1 cuộc khảo sát với với nhiều sinh viên Đại học, có đến 59,5% các em nhận thấy khả năng học tập của mình kém đi so với khi học THPT, trong đó nhiều em nhắc tới nguyên nhân vì buông thả việc học sau khi đỗ Đại học.  

Cuộc khảo sát này do ThS Vũ Thị Thùy Linh – giảng viên trường Đại học Thương Mại tổ chức nhằm khảo sát thực trạng học tập tự chủ của sinh viên Đại học. Được biết hiện nhà trường đang xây dựng và phát triển Hội Khuyến học Đại học Thương Mại nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, khuyến khích sinh viên phấn đấu, rèn luyện.

Trong cuộc khảo sát này, ThS Vũ Thị Thùy Linh đã tiến hành phỏng vấn 37 sinh viên với 16,2% sinh viên năm 2, 51,4% sinh viên năm 3 và 32,4% sinh viên năm 4.

Hiểu biết và định hướng về học Đại học chưa rõ ràng dẫn tới buông thả việc học sau khi đỗ Đại học

Dựa vào kết quả khảo sát, tất cả các sinh viên đều chưa biết về hệ thống đào tạo bậc Đại học theo tín chỉ trước khi nhập học; 95% sinh viên không nắm rõ các quyền hạn và quy chế của mình; hầu hết các sinh viên đều không nhận thức rõ quyền tự chủ trong việc học của mình mà chỉ hiểu cơ bản là bậc Đại học phải tự học, bởi không có sự giám sát liên tục từ gia đình và các thầy cô như khi học THPT.

Hầu hết các sinh viên đều không nhận thức rõ quyền tự chủ trong việc học của mình mà chỉ hiểu cơ bản là bậc Đại học phải tự học
Hầu hết các sinh viên đều không nhận thức rõ quyền tự chủ
trong việc học của mình mà chỉ hiểu cơ bản là bậc Đại học phải tự học

Khi được hỏi về phương pháp tự chủ cho việc học Đại học theo hình thức tín chỉ thì chỉ có 13,5% số thí sinh chú ý vào xây dựng phương pháp học tập. Còn lại 86,5% sinh viên vẫn chưa thực hiện được toàn diện và đầy đủ phương diện này.

Về vấn đề tiếp thu bài học trên giảng đường, các sinh viên cần phải tìm hiểu học phần trước, nhưng theo khảo sát, chỉ có 48,6% sinh viên thực hiện điều này, số còn lại đều rất hiếm khi làm.

Theo tác giả của cuộc khảo sát, ThS Vũ Thị Thùy Linh nhận định nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do các sinh viên ít bị sức ép và mục đích của việc học Đại học ràng buộc. Lý do của vấn đề về áp lực Đại học thấp là bởi khối lượng bài tập, công việc mà giảng viên giao cho học sinh chưa đủ lớn, phần nhiều chỉ là lý thuyết.

Bên cạnh đó, quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên rất ít, nên chưa hỗ trợ được sinh viên tìm tòi, sáng tạo. Và sự thật là đến 81% sinh viên được khảo sát có mong muốn tự lựa chọn giảng viên giảng dạy mình.

Quá trình khảo sát cũng đề cập tới vấn đề về lực học giữa THPT và Đại học của sinh viên, theo đó có tới 59,5% sinh viên nói rằng khả năng và kết quả học tập của họ kém đi nhiều khi học Đại học so với bậc THPT.

Thạc sĩ Linh cho rằng, lý do chính là tâm lý buông thả sau khi đỗ đại học, thụ động, lười, ham chơi, môi trường sống thay đổi, không có sự nhắc nhở của bố mẹ, nhiều sinh viên dành thời gian cho đi làm thêm và phát triển kỹ năng khác. Ngoài ra, lớp học đông, bài học khó.

ThS Linh nhận định, bởi do hầu hết các sinh viên Đại học phải sống xa gia đình, theo tâm lý tự do và thích thể hiện của tuổi trẻ cùng với mục đích học tập chưa định hình khiến cho các em có ít trách nhiệm với việc học của mình.

Còn 1 số lý do nữa từ phía sinh viên cho rằng khi học THPT thì chủ yếu chạy theo thành tích và cái đích là đỗ Đại học, trong khi học Đại học thì có 1 số mục đích vẫn chưa rõ ràng.

Nhưng cũng có đến 32,4% các bạn sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn bởi họ có nhận thức và ý thức về việc học của mình, bởi động lực là ra trường có việc làm ưng ý, ngoài ra còn có 8,1% thí sinh cảm thấy lực học của mình không thay đổi so với khi học THPT.

ThS Linh nhận định, con số sinh viên chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp để học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm cùng kiến thức cho bản thân và đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế là rất hiếm.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo các kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, cùng với kỹ năng mềm phù hợp chưa được sinh viên quan tâm và tìm hiểu nên đã dẫn tới tình trạng sinh viên mới ra trường thường bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi tại chủ đề Thất nghiệp tăng, những lỗi không phải ở nhà trường, thế nhưng nó cũng phần nào phản ánh chất lượng đào tạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Phần lớn các trường Đại học chưa đào tạo kỹ năng cho sinh viên

ThS Nguyễn Duy Đạt – giảng viên trường Đại học Thương Mại cho rằng, kỹ năng cần thiết trong công việc đa phần hình thành trong quá trình làm việc và giáo dục Đại học

Mà hiện tại doanh nghiệp trong nước phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, mà nguồn lực cho đầu tư và đào tạo tại doanh nghiệp còn hạn chế thì các trường Đại học lại vẫn chưa sẵn sàng đào tạo các kỹ năng cần thiết cho sinh viên.

Theo 1 cuộc khảo sát của Ngân hàng thế giới vào năm 2014 cho thấy, các kỹ năng trong chuyên môn nghề nghiệp mới chỉ là 1 phần của vấn đề. Bên cạnh đó các kỹ năng quan trọng khác phải kể tới là kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hay giao tiếp và phê phán thì vẫn chưa được chú trọng ở cả 2 phía là học viên và cơ sở đào tạo.

ThS Nguyễn Duy Đạt cũng có 1 cuộc khảo sát nhanh với 6 trường Đại học đào tạo lĩnh vực kinh tế trong nước là trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Vinh và trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Với 6 trường kể trên, chỉ có trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là có đào tạo kỹ năng dành cho sinh viên 1 cách tập trung và có tổ chức. Còn lại các trường khác đều thực hiện hoạt động này 1 cách chưa có tổ chức, chưa có tính chủ đích và không được diễn ra thường xuyên. 1 số trường thực hiện theo cơ cấu tổ chức CLB hoặc diễn ra tự phát thông qua việc yêu cầu học sinh làm bài tập nhóm…

ThS Đạt cũng đề xuất cần phải đào tạo kỹ năng và phát triển thành 1 mảng độc lập. Các trường cần yêu cầu sinh viên có chứng chỉ về kỹ năng trước khi tốt nghiệp. Trong đó, kỹ năng về lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo hay kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… là những kỹ năng bắt buộc.

ThS Nguyễn Duy Đạt đề xuất cần phải đào tạo kỹ năng và phát triển thành 1 mảng độc lập. Các trường cần yêu cầu sinh viên có chứng chỉ về kỹ năng trước khi tốt nghiệp
ThS Nguyễn Duy Đạt đề xuất cần phải đào tạo kỹ năng và phát triển
thành 1 mảng độc lập

Bên cạnh đó có thể xây dựng nhóm kỹ năng khuyến khích có thể là khả năng học tập, nghiên cứu và làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian hoặc kỹ năng quản lý công việc.

Cũng theo ThS Đạt, các hoạt động đào tạo kỹ năng sẽ tách riêng so với chương trình đào tạo chính thức. Hoạt động đào tạo kỹ năng sẽ cần phải tách ra thành các hoạt động ngoài chương trình chuyên môn.

Bên cạnh đó, cần xây dựng được đội ngũ giáo viên riêng để đào tạo các kỹ năng cho học viên. Mặt khác, cần phải gắn kết các nhu cầu của kỹ năng trong thị trường lao động với việc đào tạo kỹ năng trong các trường Đại học.

Kết:

Qua đây, nếu bạn là sinh viên Đại học, hãy để lại câu trả lời trên kenhtuyensinh24h.vn cho câu hỏi : 

Bạn đã hiểu biết và có định hướng đúng về học Đại học chưa? Bạn có buông thả việc học sau khi đỗ Đại học? Và kết quả học tập của bạn khi học Đại học có tốt hơn so với khi học THPT không?

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.