Ngành Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp Với Những Thay Đổi

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Cùng tìm hiểu về chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp - một ngành học rất hấp dẫn đối với các thí sinh để có thêm sự lựa chọn cho tương lai của bản thân nhé.
Khi các ngành nghề về công nghiệp, công nghệ thông tin và khoa học trở nên mạnh mẽ và rộng mở hơn bao giờ hết thì việc lựa chọn ngành học phù hợp với sở trường và theo kịp tiến trình phát triển của thế giới được các bạn trẻ quan tâm hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp- một ngành học rất hấp dẫn để có thêm sự lựa chọn cho tương lai.

Nên hiểu như thế nào về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp cho đúng?

Rất nhiều bạn sẽ nhầm ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp với ngành kỹ thuật công nghiệp. Về bản chất hai ngành này có nhiều điểm trùng lập và giống nhau tuy nhiên thực tế đây là hai ngành học hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều bài viết và báo chí cũng đưa tin, viết tin sai khi đồng nhất hai ngành này. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một chuyên ngành kỹ thuật rất phổ biến và lâu đời tại các nước phát triển và hiện đang có nhu cầu lớn tại các nước đang phát triển.Chuyên ngành này nhằm cung cấp cho người học tất cả kiến thức và chương trình đào tạo xung quanh hệ thống máy móc, sản xuất, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực công nghiệp. Chuyên ngành này khác với các chuyên ngành khác như kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật cơ khí ở điểm đào tạo các kỹ sư kỹ thuật có chuyên môn và cấp độ nhắm tới hoạt động là cấp hệ thống không phải trang thiết bị, linh kiện nhỏ lẻ, đảm bảo tính bền vững và chất lượng ở quy mô hệ thống. Đây là ngành học vô cùng phù hợp với các bạn có tư duy sắp xếp công việc tốt, có khả năng liên kết liên hệ các kiến thức , óc trừu tượng và sức chịu đựng cao.

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp đào tạo những gì?

Một chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của ngành học, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh viên. Chính vì vậy dựa trên quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tạo, các trường đại học đặt ra mục tiêu nội dung kiến thức như sau:
  • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tế trong việc thiết kế, vận hành, cải thiện và tối ưu các hệ thống sản xuất và dịch vụ.
  • Có những kiến thức về văn hóa chính trị và từng thời kỳ phát triển của công nghiệp, kỹ thuật công nghiệp.
  • Định luật, quy luật áp dụng vào thiết kế xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng sản xuất cấp hệ thống.
  • Phát hiện, mô hình hóa, tìm lời giải để xác định các thông số tối ưu của hệ thống sản xuất / dịch vụ mới. Đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống.
  • Tiếp xúc công cụ tin học, văn phòng các thiết bị công nghệ cao phục vụ cho sự kết hợp công việc sau này.
Ngoài những yếu tố về kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có, các trường đại học đào tạo còn yêu cầu sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm như hoạt động tham gia làm việc nhóm, thuyết trình cá nhân, lập kế hoạch làm việc,… giúp các bạn tự tin và thích nghi nhanh với công việc sau khi tốt nghiệp.

Triển vọng nghề nghiệp của chuyên ngành này như thế nào?

Kỹ sư ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất và cả trong dịch vụ như:
  • Giám sát và báo cáo về nhu cầu dài hạn về sản phẩm và xác định nguồn lực (nguyên liệu, nhân công, năng lực sản xuất…) với chi phí tối thiểu để đáp ứng nhu cầu đó.
  • Quản lý và bảo trì hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất tổng thể.
  • Quản lý tồn kho, lãng phí trong sản xuất, nghiên cứu biện pháp giải quyết.
  • Phát triển quy trình công nghệ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý dự án quy hoạch sản xuất sản phẩm.
  • Quản lý chất lượng, lập kế hoạch và điều chỉnh, thiết kế và sắp xếp các mặt bằng trong các công ty, cơquan, tổ chức.
Các nơi làm việc như:
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng cao và thường xuyên như Intel Vietnam, Unilever Vietnam, Nestlé, Whitterwood furniture, Taco, Jabil Vietnam…hay đến từ Nhật như Kyoshin, Nidec Toshock, Fujikura,...
  • Các công ty sản xuất sản phẩm công nghiệp, thiết kế và phát triển công nghiệp trong nước.
  • Các cơ quan, tổ chức làm về ngành dịch vụ khách sạn, sân bay, du lịch,…
  • Công ty bán lẻ và giao nhận trong, ngoài nước.
Các trường đại học nổi tiếng trong đào tạo ngành này như: Và một số trường cao đẳng, trung cấp khác. Với nhu cầu tuyển dụng cao tuy nhiên lại thiếu những kỹ sư chuyên ngành này ứng tuyển, gần như tỷ lệ 100% sinh viên ra trường đêu có việc làm tại các cơ quan tổ chức và các doanh nghiệp liên quan cùng mức lương hấp dẫn. Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ có thêm hiểu biết đúng đắn về các ngành học và đưa ra được sự lựa chọn sáng suốt cho tương lai nhằm gắn bó lâu dài với công việc.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.