Nguyên Nhân Dẫn Tới Sinh Viên Sau Khi Ra Trường Thất Nghiệp
Chất lượng nguồn nhân lực cung không đáp ứng được chất lượng cầu: đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp tại sao sinh viên thất nghiệp
Hiện nay tình trạng sinh viên sau khi ra trường đang lo lắng về vấn đề tìm kiếm việc làm. Không phải ai cũng may mắn có cơ hội làm việc đúng chuyên ngành của mình, với cuộc sống là những khoản chi phí đắt đỏ nhiều bạn sinh viên chấp nhận làm việc trái ngành để có một thu nhập trang trải hàng ngày.
Hoặc có nhiều bạn sinh viên sau khi học xong Trung cấp, Cao đẳng do không tìm được việc làm phù hợp mà quyết định học liên thông như liên thông học viên tài chính, ngân hàng, Liên thông Đại học xây dựng, kiến trúc,… Trước hết để hạn chế vấn đề trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân chính của việc sinh viên sau khi ra trường khó tìm kiếm được việc làm:
Thứ nhất: Chất lượng nguồn nhân lực cung không đáp ứng được chất lượng cầu: đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Không phải trường đại học, cao đẳng nào cũng đủ nhân lực để có thể xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Giống như Sinh viên Đại mặc dù đầu vào đạt chuẩn, nhưng qua 4 đến 5 năm học thì có bạn học xuất sắc, có bạn học khá và có em không thể ra trường.
Và Cơ chế thị trường cũng vận hành theo cách đó, tổ chức đào tạo nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất yếu sẽ tự bị loại trừ. Tuy nhiên, vấn đề dễ thấy là từ trước đến nay có trường đại học, cao đẳng nào bị đóng cửa? Nhưng con số trường trung cấp nâng cấp thành cao đẳng, trường cao đẳng liên thông Đại học 2019 hiện nay vẫn được tiếp tục tuyển sinh và đào tạo bình thường.
Thứ 2: Nhu cầu nhân lực thay đổi do sự biển động của nền kinh tế: có thể thấy thời gian đào tạo nhân lực cấp bậc Đại học thường mất 5 năm, nên trong quá trình đó sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế là điều tất yếu nhất là những ngành công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh.
Thứ 3: Tỷ lệ nguồn nhân lực cung vượt cầu hoặc cơ cấu cung – cầu không gặp nhau: nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và nguồn đào tạo nhân lực cho từng ngành nghề cụ thể chưa được phổ biến để các tổ chức đào tạo sử dụng để phân tích phục vụ công tác điểu chỉnh quy mô đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh. Một trong những ngành đang thiếu trầm trọng như các trường mầm non lấy tiêu chí chỉ tuyển sinh Trung cấp mầm non chứ chưa Đại học mà vẫn không có đủ giáo viên.
Thứ 4 đó là vấn đề tư vấn hướng nghiệp còn chưa được chú trọng: Tại các trường trung học phổ thông công tác hướng nghiệp chỉ được một vài thầy cô được tấm huấn như cưỡi ngựa xem hoa. Tại các Trường Đại học chỉ mải lo quảng cáo mà không còn quan tâm nhiều tới trách nhiệm tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều em học sinh và phụ huynh “dở khóc dở cười” với quyết định chọn ngành, chọn nghề của mình.
Quan điểm “học đại học để đổi đời” cứ dẫn dắt thế hệ này rồi đến thế hệ khác. Dẫn đến việc ai cũng muốn vào đại học. Trên đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Đứng trước sự thật này hệ thống Giáo dục Việt Nam cần có những phương pháp cụ thể để sớm có những thay đổi tích cực.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất