Đổi Mới Sáng Tạo Khơi Nguồn Từ Đào Tạo Nhân Lực

Đổi Mới Sáng Tạo Của 1 Quốc Gia Được Khơi Nguồn Từ Đào Tạo Nguồn Nhân Lực

Kỳ thi tuyển sinh THPT quốc gia vừa qua đã gây nhiều ồn ào trong dư luận cả nước. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt không nằm ở đầu vào

Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã gây nhiều ồn ào trong dư luận cả nước
Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã gây nhiều ồn ào trong dư luận cả nước

Để đổi mới hoàn toàn nền giáo dục nước nhà nói riêng cũng như đổi mới sáng tạo của đất nước nói chung cần chú trọng đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực với trình độ đại học, cao đẳng, liên thông đại học nhằm đáp ứng nhu cấp nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Trong suốt 30 năm đổi mới giáo dục đã khẳng định vai trò to lớn đối với sự phát triển đất nước. Với sự phát mạnh mẽ về quy mô, loại hình đặc biệt với loại hình trường ngoài công lập góp phần tăng cơ hội học tập đáp ứng nhu cầu của nhân dân đặc biệt là các bạn trẻ. Giáo dục chính là nhân tố tạo đòn bẩy đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển biến từ nghèo nàn lạc hậu sang một nước đang phát triển, từng bước mở rộng hội nhập.

Tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc vào một chương trình hoạt động mạnh mẽ về giáo dục và đổi mới sáng tạo. Trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng khiêm tốn  nhưng nhờ sự mở rộng của hội nhập quốc tế thu hút nguồn vồn đầu tư nước ngoài, sức hấp dẫn nhờ mức lương thấp và môi trường kinh doanh tương đối ổn định. Nhưng trong dài hạn, tăng trưởng năng suất nhanh hơn, làm nền tảng cho sự thịnh vượng sẽ đòi hỏi phải có một cam kết rõ ràng và đúng đắn đối với việc cải cách mạnh mẽ hơn nữa hệ thống đào tạo nguồn nhân lực bậc cao trong các trường đại học như đại học kinh tế quốc dân, đại học ngoại thương, học viên ngân hàng... nhằm đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực.

Đổi mới đội ngũ nguồn lực có chất lượng cao với hai nhóm quan trọng

Nhóm thứ nhất bao gồm đội ngũ nguồn vốn nhân lực tiên tiến - các nhà nghiên cứu cao cấp và các giáo sư đại học của trường đại học bách khoa hà nội, đại học ngoại thương, đại học kinh tế quốc dân, đại học thương mại - những người tiến hành nghiên cứu, giảng dạy các sinh viên giỏi nhất (đặc biệt là trong giáo dục sau ĐH) và hình thành nên đội ngũ giảng viên cho các cơ sở giáo dục ĐH.

Nhóm thứ hai lớn hơn, được giáo dục và có kỹ năng tay nghề cao và ít chuyên sâu hơn - số này thường chiếm 80-85% quy mô đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp có tay nghề từ bậc ĐH. Nhóm thứ hai này thường không làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc tại các học viện.

Thay vào đó, họ giữ tất cả các vị trí từ cấp trung đến cấp cao trong các công ty, doanh nghiệp giúp trực tiếp biến tri thức thành các sản phẩm và xử lý các quy trình ứng dụng công nghệ có giá trị trên một quy mô lớn.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao của hai nhóm này cần có một hệ thống giáo dục ĐH tiên tiến, có chất lượng. Hệ thống giáo dục ĐH ấy phải lấy sinh viên làm trung tâm với vai trò mở rộng tính tự chủ của ĐH công lập và giáo dục ĐH tư thục; và coi việc phân bổ và đánh giá dựa trên kết quả đầu ra là hạt nhân của hệ thống nghiên cứu.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.